Shophouse là gì? Xu hướng và kinh nghiệm đầu tư shophouse năm 2022

Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới đang nở rộ và tạo nên một xu hướng đầu tư mới tại thị trường bất động sản ở Việt Nam. Đầu tư nhà Shophouse đang trở thành trào lưu trong những năm gần đây. Vậy Shophouse là gì và ưu nhược điểm của loại hình này cũng như những tư vấn xem có nên đầu tư vào nó hay không. Qua bài viết hôm nay, Nhadattoday sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về

shophouse
“Shophouse là gì và có nên đầu tư Shophouse hay không” hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Thông tin chung về Shophouse

1. Shophouse là gì?

Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại – đây là mô hình nhà ở kiểu mới (nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại). Đây được coi là hình thức bất động sản không mới trên thế giới nhưng lại mới xuất hiện ở thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây. Nhà Shophouse dần tạo nên cơn sốt, cơn sóng đầu tư mạnh mẽ bởi thiết kế thông minh, đa dụng, có thể vừa kết hợp để ở và kinh doanh, cũng có thể cho thuê để sinh lời.

Không giống như việc đi thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư (có khi lên tới vài chục nghìn đô mỗi tháng) và chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn, việc sở hữu một căn Shophouse đồng nghĩa với việc bạn được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể tự do làm điều bạn muốn.

Shophouse có nhiều lợi thế về diện tích, không gian, vị trí và thường chỉ có tại các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn có dân cư đông đúc. Điều này vô cùng thuận tiện cho việc buôn bán, kinh doanh hoặc cho thuê bởi luôn có sẵn một lượng lớn khách hàng chính là cư dân sinh sống tại khu dân cư – đây là một sự đảm bảo về doanh thu.

Shophouse là gì?
Shophouse là gì?

2. Phân loại Shophouse

  • Shophouse nhà phố thấp tầng: Là những căn nhà mặt tiền đường có thể tận dụng làm nơi để kinh doanh, buôn bán.
  • Shophouse đế khối chung cư: Là những căn nằm ở dưới các tòa nhà chung cư, văn phòng có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh, buôn bán.

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Các loại Căn Hộ Chung Cư được ưa chuộng và HOT nhất hiện nay

3. Đặc điểm của nổi bật nhà Shophouse là gì?

  • Có vị trí đắc địa để có thể thuận tiện kinh doanh
  • Tầng trệt của các căn nhà phố hoặc toà nhà chung cư
  • Thường được thiết kế ngang bằng với đường, phù hợp để kinh doanh, cho thuê làm văn phòng hoặc cửa hàng.

4. Sự khác nhau giữa Shophouse với nhà mặt phố, biệt thự phố

  • Về mục đích đầu tư

Khi đầu tư Shophouse hay nhà mặt phố, các nhà đầu tư đều hướng tới hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Tuy nhiên, danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố lại có tính đa dạng hơn rất nhiều so với các căn Shophouse. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa 2 loại hình này là các dịch vụ tiện ích cho dân cư xung quanh như kinh doanh nhà hàng, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, thời trang, các nhu yếu phẩm.

Do Shophouse có tính đặc thù gắn liền với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong việc kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn hay các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.

  • Về vị trí và thiết kế

Shophouse thường nằm trong một khu đô thị được quy hoạch hoàn chỉnh và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của đô thị. Ngoài ra, thiết kế xây dựng của Shophouse là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc.

Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này khiến nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn so với Shophouse đối với những loại hình kinh doanh có tính chuyên môn cao như khách sạn, toà nhà văn phòng… miễn là khu đất đó có đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.

  • Về đối tượng khách hàng tiềm năng khi kinh doanh tại Shophouse

Các dịch vụ cung cấp bởi Shophouse đa phần hướng đến những đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó nên việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù thiết kế và quy hoạch.

Đối với nhà mặt phố có đặc thù nằm trên mặt phố nhiều người đi lại và dễ dàng tiếp cận nên ngoài khách hàng tại các khu vực lân cận thì nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn các đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên qua lại trên tuyến phố đó do việc thuận lợi tiếp cận dịch vụ.

Ưu nhược điểm của Shophouse

1. Tại sao nên đầu tư Shophouse?

  • Vị trí đắc địa:

Khi thực hiện triển khai thiết kế dự án bất động sản tại các khu đô thị, chủ đầu tư thường lựa chọn vị trí tại những tuyến đường lớn, trung tâm, nơi có đông người qua lại để làm Shophouse. Tại đây, các Shophouse có thể dễ dàng thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng từ chính trong khu dân cư và khu vực xung quanh. Đây được xem là một trong những yếu tổ đảm bảo cho việc kinh doanh được hoạt động tốt.

  • Số lượng giới hạn:

Do Shophouse phục vụ chính cư dân bên trong của dự án nên số lượng Shophouse cũng được tăng giảm tùy thuộc vào số dân cư được dự đoán. Với các dự án tầm trung thì số lượng Shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số căn hộ, các dự án lớn hơn thì có thể lên tới 5%.

Do có vị trí đẹp cùng với số lượng có hạn nên khi tung ra thị trường không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng khiến các căn Shophouse càng trở nên khan hiếm hơn.

  • Shophouse có thiết kế tiện lợi và thông minh

Các căn Shophouse thường có thiết kế bao gồm 2 tầng tách biệt nên có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

+ Mở cửa hàng: Có lợi thế về vị trí cũng như thiết kế đẹp kèm theo việc ở giữa khu vực dân cư nên Shophouse thích hợp để mở cửa hàng. Số lượng dân cư sinh sống xung quanh sẽ là phương án giúp thu được lợi nhuận nhanh chóng.

+ Cho thuê làm văn phòng: Shophouse không chỉ có diện tích lớn, thiết kế đẹp, nằm ngay tại tầng trệt và có mặt tiền lớn giúp đáp ứng được các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho những công ty lớn.

  • Thuận tiện di chuyển:

Việc này cũng giống như bạn lựa chọn vị trí cửa hàng có mặt tiền lớn, lượng khách qua lại nhiều, thông thoáng dễ ghé đến và thu hút được sự chú ý, Shophouse được chọn cho những vị trí gần lối lên xuống khu chung cư hoặc có khu vực gửi xe để tiện cho khách vào mua đồ nhanh. Ngoài ra, để các Shophouse thuận tiện phát triển thì các chủ đầu tư cũng xây dựng bãi đỗ xe ngay trước cửa hàng.

  • Thanh khoản tốt

Một trong những yếu tố hấp dẫn nữa của Shophouse đó chính bởi tính thanh khoản cao, do các yếu tố như vị trí, thiết kế và số lượng hạn chế nên các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản bởi chúng thường dễ dàng mua bán và cho thuê.

  • Sinh lời tốt từ việc cho thuê:

Bạn có biết rằng tỷ lệ khai thác của các căn Shophouse lên tới 8-12%/năm, con số này vượt xa việc bạn cho thuê căn chung cư hay gửi tiết kiệm ngân hơn và ít rủi ro hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

  • Cơ hội tăng giá trị tài khoản

Tất nhiên rằng nếu bạn có thể tự kinh doanh, mở siêu thị hay cửa hàng thì quá tuyệt vời. Shophouse có diện tích lớn nên dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề, bạn cũng không cần phải lo chi phí mặt bằng với giá cắt cổ hàng tháng, từ đó giá trị tài sản của bạn cũng nhanh chóng tăng lên.

Ưu điểm của Shophouse
Ưu điểm của Shophouse được nhiều nhà đầu tư quan tâm 

2. Những mặt hạn chế của căn Shophouse

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Shophouse cũng có những hạn chế nhất định, các nhà đầu tư cần chú ý, cân nhắc trước khi đầu tư Shophouse để đảm bảo tối ưu về mặt lợi ích.

  • Giá thành cao hơn so với những căn hộ khác đòi hỏi nhà đầu tư phải bỏ số vốn lớn hơn

Nhờ vị trí đắc địa kết hợp với mục đích chính để kinh doanh nên những căn Shophouse thường có mức giá đắt hơn nhiều so với những căn hộ thông thường khác trong dự án. Thêm vào đó, các căn Shophouse thường có số lượng ít nên đôi khi các nhà đầu tư còn cần phải đấu giá hoặc bốc thăm để giành được quyền mua căn hộ. Điều này khiến cho giá trị của các căn Shophouse ngày một tăng cao.

  • Kinh doanh Shophouse không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả.

Có một thực tế đáng buồn là kinh doanh Shophouse không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều vào cộng đồng dân cư trong dự án. Nếu dân cư đông thì đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và sẽ có cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu dân cư thưa thớt sẽ làm giảm cơ hội bán hàng của bạn.

Vậy nên trước khi đầu tư Shophouse hay đưa ra bất kỳ quyết định kinh doanh nào, bạn cần khảo sát những thông tin liên quan như đối tượng dự án là những ai? Tình hình thu nhập, tài chính của họ ra sao? … Từ đó có những lựa chọn sáng suốt về việc nên thuê hoặc mua căn Shophouse cũng như lựa chọn mặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp.

  • Sổ đỏ bị giới hạn thời gian

Ngoài ra, Shophouse sở hữu một hạn chế khác khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng là việc sổ đỏ của loại hình này chỉ có giá trị trong thời gian 50 năm. Điều này gây ra trở ngại lớn về tâm lý cũng như kinh tế của các nhà đầu tư khi muốn đầu tư thu lợi lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết tại các địa phương đều đang cố gắng xây dựng và điều chỉnh các chính sách mới sao cho phù hợp nhất với tình hình phát triển của thị trường.

điểm hạn chế của Shophouse
Shophouse cũng có một số điểm hạn chế khiến các nhà đầu tư cân nhắc có nên đầu tư Shophouse hay không?

Pháp lý cần biết khi mua Shophouse

Shophouse được chia là 2 loại cơ bản là shophouse khối đế của toà nhà chung cư và shophouse liền kề.

Shophouse khối đế hay chân đế chung cư là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế của các toà nhà chung cư, thường ở tầng 1 đến tầng 5, có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm. Trong khoảng thời gian này, các nhà đầu tư có quyền thực hiện các mục đích kinh doanh của mình. Sau thời hạn 50 năm kể từ thời điểm mua, căn Shophouse sẽ được hoàn trả lại cho chủ đầu tư.

Loại hình Shophouse khối đế chung cư này không nhằm mục đích cư trú, bởi vậy mà nhà đầu tư sẽ không cung cấp các loại giấy tờ như tạm trú, tạm vắng… Bạn cần nắm được điều này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Shophouse thấp tầng liền kề là loại hình nhà liền kề được xây dựng ở các trục đường phố hoặc trung tâm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch nhất định được phê duyệt. Loại này có quy định tương tự như đối với các căn biệt thự. Căn hộ sẽ được cấp quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài theo đúng như pháp luật quy định. Đây là điều mà các căn Shophouse khối đế không có được.

Lưu ý đối với loại hình Shophouse này chính là khu vực kinh doanh và khu vực nhà ở cần tách biệt nhau để tránh việc sử dụng bất động sản sai mục đích.

Đối với việc mua bán Shophouse, các nhà đầu tư cần chú ý đến các vấn đề liên quan như: thời gian giao nhận căn Shophouse, chi phí quản lý, tình trạng của Shophouse, quy định của dự án đối với việc sử dụng Shophouse… Nếu trong trường hợp có xảy ra tranh chấp khi mua bán hay cho thuê thì trước tiên hai bên sẽ phải tự xử lý. Luật dân sự là công cụ điều chỉnh chính đối với trường hợp này.

Có nên mua, đầu tư Shophouse hay không? Đối tượng nên sở hữu Shophouse

Thực tế cho thấy Shophouse sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà không phải hình thức bất động sản nào cũng có được. Chính vì thế, việc mạnh dạn đầu tư mua Shophouse chính là quyết định sáng suốt. Chắc chắn khi đầu tư Shophouse sẽ giúp các nhà đầu tư thu được lợi ích đa dạng.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng pháp lý cho Shophouse ở nước ta đang còn nhiều lỗ hổng. Điều này khiến cho các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Kinh nghiệm đầu tư Shophouse hiệu quả nhất, các nhà đầu tư cần chú ý đến tất cả các yếu tố cả về ưu điểm và hạn chế mà căn hộ Shophouse sở hữu. Đây sẽ là chìa khoá để giúp bạn kinh doanh thành công và thu được mức lợi nhuận cao nhất có thể.

Nhóm đối tượng nên mua và sở hữu căn Shophouse:

➜ Người lớn tuổi, có số vốn nhất định và mong muốn một kênh đầu tư lâu dài để có dòng tiền ổn định từ việc cho thuê.

➜ Nhà đầu tư muốn tìm thêm một kênh đầu tư an toàn, tránh việc “bỏ hết trứng vào một rỏ” bên ngoài các kênh khác như ngoại tệ, vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán…

➜ Cá nhân hoặc gia đình muốn có nhà phố hoặc căn chung cư để cho thuê nhưng muốn cho thuê với mức giá cao hơn.

➜ Cha mẹ muốn dành một khoản đầu tư dài lâu cho con cái khi chúng trưởng thành.

➜ Cá nhân, tổ chức cần mặt bằng tốt để kinh doanh các loại hình cafe, đồ ăn nhanh, các dịch vụ khác…

➜ Gia đình, cá nhân cần nơi có thể vừa ở được, vừa kết hợp kinh doanh

➜ Người chuyên đầu tư “Bất động sản dòng tiền”

 

Xu hướng đầu tư Shophouse
Xu hướng đầu tư Shophouse

Tham khảo một số dự án Shophouse – nhà phố thấp tầng đáng đầu tư

Với vị trí đẹp cùng kiến trúc tinh tế và chuỗi tiện ích cao, các dự án Shophouse đẳng cấp được xây dựng trên những mảnh đất vàng của Thủ đô đang lọt vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư và khách hàng. Cùng chúng tôi tham khảo những dự án nổi bật hiện nay nhé!

1. Căn Shophouse Nguyễn Xiển – Athena Fulland Tây Nam Kim Giang

“Shophouse Nguyễn Xiển – Athena Fulland Tây Nam Kim Giang” trở thành từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên Google. Với thiết kế 114 lô Shophouse nằm tại mặt đường Nguyễn Xiển, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội, các lô Shophouse được thiết kế có diện tích từ 200 đến 330m2/căn, được bố trí 4 tầng và 1 tum.

  • Vị trí: Mặt đường Nguyễn Xiển, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng: 114 lô nhà phố Shophouse với mặt tiền 10 đến 60m, xây dựng 4 tầng và 1 hầm
  • Diện tích: từ 200m2 đến 330m2
  • Giá bán từ 45 tỷ đến 70 tỷ mỗi lô (Giá đã gồm VAT và xây thô)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
Căn Shophouse Nguyễn Xiển
Hình ảnh Căn Shophouse Nguyễn Xiển – Athena Fulland Tây Nam Kim Giang

2. Dự án Shophouse Kiến Hưng Luxury tại Hà Đông

Shophouse Kiến Hưng Luxury nằm tại vị trí vàng thuộc đường Phúc La, Văn Phú rộng 40m. Ở đây có hệ thống giao thông thuận lợi, tiếp giáp với nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quang Trung – Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển – Xala, Đường vành đai, đường trục phía Nam, kết nối các tỉnh thành phía Bắc cùng 4 tỉnh thành phía Nam với trung tâm Hà Nội… Shophouse Kiến Hưng được đánh giá là dự án có vị trí đẹp nhất còn sót lại trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế phía Tây Thủ đô.

  • Vị trí: Mặt đường Phúc La, khu đô thị mới Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
  • Quy mô xây dựng tại Kiến Hưng Luxury gồm 53 căn Shophouse
  • Diện tích: trung bình khoảng 130m2 với 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, xây 90m2 với tổng diện tích mặt sàn sử dụng là 550m2
  • Giá bán từ 7 tỷ đồng mỗi căn (đã gồm VAT và xây thô)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
  • Thời gian bàn giao: Quý III năm 2020
Căn hộ Shophouse Kiến Hưng Luxury
Dự án Căn hộ Shophouse Kiến Hưng Luxury tại Hà Đông, Hà Nội

3. Dự án Shophouse Bình Minh Garden tọa lạc tại 93 Đức Giang

Tổ hợp nhà phố thương mại – Shophouse Bình Minh Garden được đầu tư xây dựng tại 93 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. Dự án này được thiết kế với quy mô 101 căn nhà Shophouse có diện tích từ 78m2 đến 146m2. Các căn Shophouse của Bình Minh Garden còn được thiết kế 2 mặt tiền, có lối đi riêng để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và không gian riêng tư nhất cho gia đình.

  • Vị trí của  Bình Minh Garden: Số 93 Đức Giang, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng tại Bình Minh Garden gồm 101 căn Shophouse
  • Diện tích xây dựng từ 78m2 đến 146m2 với thiết kế 5 tầng
  • Giá bán từ 7,3 tỷ đến 12 tỷ mỗi căn (Đã gồm VAT và xây thô)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
Shophouse Bình Minh Garden
Dự án Nhà Shophouse Bình Minh Garden 93 Đức Giang hiện đại

4. Shophouse Khai Sơn Tower khu vực Long Biên

Các lô Shophouse tại Khai Sơn Tower được thiết kế hiện đại và tiện nghi, lại gần với các tuyến đường huyết mạch nối liền thủ đô và các tỉnh lân cận nên khi lựa chọn kinh doanh tại đây, các khách hàng hay nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận không hề nhỏ.

  • Vị trí: Phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng tại Khai Sơn Tower gồm 210 lô Shophouse
  • Diện tích từ 76m2, 80m2, 130m2… đến 164m2 với thiết kế 5 tầng và 1 tum
  • Giá bán từ 10 đến 12 tỷ mỗi căn (đã gồm VAT và gồm xây dựng)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
  • Thời gian bàn giao: năm 2020
Mô hình Shophouse Khai Sơn Tower
Mô hình Shophouse tại Khai Sơn Tower khu vực Long Biên

5. Căn Shophouse The Terra An Hưng – Hà Đông nổi bật

Sản phẩm Shophouse The Terra An Hưng sở hữu nhiều ưu thế nổi bật bởi vị trí trục đường lớn với mặt tiền thoáng rộng. Vì vậy mà khả năng khai thác kinh doanh hoặc cho thuê sinh lời cao. Điều này lý giải cho việc các căn Shophouse tại đây đều đã nhanh chóng tìm được chủ nhân.

  • Vị trí: Khu đô thị mới An Hưng, La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng tại The Terra An Hưng gồm 166 căn Shophouse thương mại
  • Diện tích từ 65m2 đến 138m2 với thiết kế từ 5 đến 7 tầng cùng mặt tiền 6,5m
  • Giá bán từ 80 triệu/m2 (Đã gồm VAT và xây dựng)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
  • Thời gian bàn giao: năm 2019
Căn Shophouse The Terra An Hưng
Hình ảnh các Căn Shophouse The Terra An Hưng – Hà Đông

6. Shophouse Geleximco Lê Trọng Tấn nhận được nhiều sự quan tâm

Với những ưu điểm vượt trội như có chủ đầu tư uy tín, vị trí chiến lược, có cơ hội đầu tư sinh lời cao… đã khiến cho Shophouse Geleximco Lê Trọng Tấn được nhiều nhà đầu tư săn đón.

  • Vị trí: mặt đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng tại Geleximco Lê Trọng Tấn gồm hơn 200 căn Shophouse thương mại
  • Diện tích từ 120m2 đến 170m2 với thiết kế 5 tầng + 1 tum có tổng diện tích từ 480m2 đến 600m2, mặt tiền rộng 6m và đường rộng 42m.
  • Giá bán từ 10 tỷ đến 15 tỷ mỗi lô (đã gồm VAT và xây dựng)
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
  • Thời gian bàn giao: năm 2018
Dự án Shophouse Geleximco
Dự án Shophouse Geleximco Lê Trọng Tấn có nhiều ưu điểm vượt trội

7. Shophouse Him Lam Vạn Phúc

Dự án Shophouse Him Lam Vạn Phúc có chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam (Him Lam Land). Đây là sản phẩm nhà phố hot nhất tại Hà Nội cuối năm 2020 mặc dù thời điểm đó chưa ra mắt thị trường nhưng đã được nhận danh hiệu “dự án Shophouse cao cấp tốt nhất Việt Nam năm 2020”.

Nhà phố thương mại Him Lam Vạn Phúc là sự khởi nguồn từ ý tưởng tái hiện lại “Một Paris thu nhỏ giữa lòng phố Lụa”. Đây là dự án hiện đại bậc nhất nhưng vẫn mang nét đẹp cổ kính với những giá trị kiến trúc vượt thời gian. Tất cả các căn Shophouse Him Lam Vạn Phúc đều sở hữu 2 mặt phố thuận tiện cho kinh doanh, đầu tư và hưởng thụ cuộc sống đẳng cấp.

  • Vị trí: mặt đường Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • Quy mô xây dựng tại Him Lam Vạn Phúc gồm 222 căn Shophouse
  • Diện tích từ 84,45m2 đến 126m2 với thiết kế 6 tầng có tổng diện tích 470m2
  • Hình thức sở hữu: Shophouse có sổ đỏ lâu dài.
  • Thời gian bàn giao: năm 2018
Shophouse Him Lam Vạn Phúc
Shophouse Him Lam Vạn Phúc

Kết

Qua bài viết hôm nay, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn Shophouse là gì. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát về Nhà Shophouse để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng Ký Ngay 0818.917.999
Facebook Zalo Chỉ Đường